doctruyencuoi.com.vn

Truyện cười học sinh - sinh viên: Vấn nạn họp lớp

  •  Lượt xem: 1786 - Ngày đăng: 27/07/2022 10:35:03


    *Vấn nạn họp lớp

 

 

 

Hàng xóm vừa xảy ra vụ này.

Có cụ bà 90 tuổi đau yếu ở nhà một mình suýt nữa hạc giá tiên du vì quá bữa dẫn tới hạ đường huyết, may con bé hàng xóm phát hiện kịp. Bình thường cụ sống cùng gia đình giáo Thứ. Giáo Thứ là con trai đầu của cụ, năm nay đã ngoại lục tuần, nguyên là hiệu trưởng trường cấp 3 ở quê. Hôm nay vợ con đi biển Cửa Lò cả, giáo Thứ thì nghe nói được đám trò cũ kéo đi dự hội khóa từ sáng sớm.

Mãi hơn 3 giờ chiều giáo Thứ mới phóng xe máy về nhà. Mặt đỏ như gà chọi, quần áo xộc xệch, mồm thở ra toàn mùi hồng xiêm. Là chỗ thân tình, điên quá mình mới quát giáo Thứ:

“Thầy đi đâu mà giờ mới về? Có biết ở nhà bà cụ suýt chết vì tụt đường huyết không hả?”

Giáo Thứ ngồi vật giữa sân, gãi đầu nhăn nhó bảo:

“Sáng tới giờ chúng nó lôi dự hội khóa, mà khổ lắm chứ sung sướng mẹ gì, hết khóa này đến khóa khác. Đầu tiên chúng kéo và trường chụp ảnh, trời thì nắng nóng, đóng com lê, cà vạt, giày tất các thứ vào ngột ngạt không khác gì tra tấn. Đứa này kéo, đứa kia xô, thầy ơi đứng như này, tạo dáng như này lên ảnh nó mới đẹp thầy ơi. Rồi kéo nhau vào lớp diễn trò cho mấy thằng thợ ảnh chụp tiếp. Chưa xong khóa này đã bị khóa khác kéo đi.

Ảnh ót chán chê cả đám chúng nó nhét lên xe nói mời thầy ra nhà hàng dự liên hoan. Uống rượu. Bắt Tay. Khen thầy trẻ lâu. Thầy còn nhớ em không? Nhớ không? Nói thật tao chả nhớ đứa mẹ nào cả. Dạy hàng chục khóa, mỗi khóa mấy trăm đứa nhớ thế éo nào được, nhưng vẫn gật gật cười tươi roi rói nói nhớ, nhớ chơ, các em thành đạt quá, thầy rất tự hào về các em”

“Thế sao bác không về luôn cho rảnh?”

Giáo Thứ thở dài:

“Chúng nó 6 – 7 khóa gì đó, mấy trăm thằng. Thằng nào thằng nấy bụng to như trống, mình định liều mạng quyết mở đường máu bỏ trốn nhưng không thoát ra được. Điên nhất là có đứa uống tây tây vào bá vai bá cổ hỏi thầy hiu trí rồi nhưng “cái ấy” đã về hiu chưa hay vẫn còn chinh chiến tốt?”

“Thế cũng vui mà?”

“Vui hơn là có nhiều đứa con gái mời thầy uống rượu ôm eo, hai tay bắt chéo sau lưng, gọi là kiểu uống “khát vọng” bắc chước đồng bào dân tộc. Lúc ấy phê phê rồi, hàng hóa vếu viếc chúng nó vô tư tác động vật lý vào người mình, nói thật là bên ngoài nhìn vào cũng chướng mắt”

“ Bác có phẫn nộ lắm không? Cảm giác của bác lúc đó thế nào?”

“Mình thấy mềm!”

“Thảo nào thầy ngồi lâu thế, hehe!”

Giáo Thứ lắc đầu:

“Cũng là bị đẩy vào cái thế khó xử thôi, chứ vui vẻ gì đâu. Nghe nói có khóa kéo nhau mấy chục đứa vào trường, đưa tấm biển ghi tặng nhà trường 4 triệu cho hiệu trưởng cầm chụp ảnh. Lúc về hỏi tiền đâu, nói lát về chuyển khoản sau.

Mà 5 năm, 10 năm gặp nhau tổ chức hội lớp một lần cho ý nghĩa thì được, đây hội khóa xong đi về thấy chưa đã lại tổ chức tiếp 15 plus, 20 plus, 25 plus…loạn hết cả lên. Nhiều đứa bảo không đi thì không được, vì lo chúng nó chê “sợ tốn 3 triệu” đóng góp. Đi thì vừa tốn tiền vừa mất thời gian vừa hao tổn sức khỏe, mặc dù vui thì cũng vui thật!”

Mình nói, bác dạy cũng phải. May mà ngày xưa chưa có phong trào hội lớp đấy, chứ nó mà nở rộ như bây giờ có khi con trai lão Hạc không nhận được nửa trinh lão gửi, vì lão Hạc phải bán chó lấy tiền đi dự hội lớp cũng nên bác ạ!

Giáo Thứ cười, nụ cười héo quắt trên gương mặt khắc khổ và đỏ bừng vì rượu.

 

*Câu chuyện ông thầy tôi


Hồi học cấp 2, lớp tôi có ông thầy giáo mới chuyển tới. Thầy là người vùng nào tôi không rõ, nhưng giọng nói của thầy rất nặng và khó nghe, đặc biệt những từ có dấu “hỏi”, khi qua giọng thầy đều tự động chuyển sang dấu “nặng”.

Ngay cái hôm đầu tiên thầy nhận lớp, vì muốn kiểm tra xem học sinh có đủ vở để ghi chép bài hay không, thầy mới cầm một quyển vở đứng trên bục giảng rồi hỏi to:

– Các em đã đụ vợ * chưa?

Tôi và cả lớp há mồm kinh ngạc, và vội vàng kiểm tra lại thời khóa biểu: rõ ràng hôm nay là tiết Giáo Dục Công Dân chứ đâu phải là tiết Giáo Dục Giới Tính. Mà kể cả có là Giáo Dục Giới Tính đi nữa thì các thầy cô vẫn thường ngượng ngùng mà nói giảm, nói tránh, chứ chả ai lại hỏi một cách thô thiển như ông thầy này cả! Với tư cách là lớp trưởng, tôi liền đứng lên nhìn thẳng vào mắt thầy rồi mạnh dạn trình bày:

– Thưa thầy! Chúng em đang là học sinh, còn đang phải tập trung cho việc học hành, làm sao đã có vợ được! Mà kể cả là đã có vợ thì việc chúng em đụ hay chưa là chuyện riêng của chúng em, không liên quan gì đến thầy cả!

Ông thầy nghe tôi nói vậy liền trợn mắt quát:

– Tôi là giáo viên chụ nhiệm, đương nhiên là tôi có quyền quạn lý vợ cụa các em! Ngày mai các em phại mang vợ đến lớp, đặt vợ lên bàn cho tôi kiệm tra: Vợ em nào đẹp, sạch sẽ, chưa bị rách thì tôi sẽ cho vào, còn vợ em nào xấu, nhàu nát, rách bươm tôi sẽ cho ra ngoài!

Trước giờ các em thế nào thì tôi không quan tâm, nhưng đạ là học sinh cụa tôi thì phại có vợ, phại luôn luôn đụ vợ! Các em nghe rõ chưa????

Nghe thầy nói xong, tôi và cả lớp choáng váng mặt mày!!!!

(*) (đủ tập vờ )

 

*Dòng thơ bất hủ

 


Một anh sinh viên người Hungari sang Việt Nam làm nghiên cứu sinh môn tiếng Việt.

Cuối đợt nghiên cứu, trường đại học tổ chức kỳ thi kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:

Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:

“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”.

Ðọc xong đề, chàng sinh viên khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì khó, nhất là khi anh có mang theo từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta nghĩ đã tường tận nhiều điều:

– “Gió” đưa (được) cành trúc thì ắt hẳn phải gió to, ý là có bão.

Với từ “la” anh phân vân giữa hai cách hiểu:

– ” La ” là sự kết hợp giữa lừa và ngựa.

-” La ” có khi vì đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.

– ” Ðà ” là thanh tà vẹt ở đường ray để tàu hỏa có thể di chuyển trên đó.

– Thiên mụ: Đàn bà trời, hẳn là vợ trời.

– Thọ: Nghĩa là lâu, nhiều lần.

Kết nối các dữ kiện, cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:

“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”.

 

Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ nhé!

Tags: 
Bình luận ()
mua linh kiện, doc truyen co tich